Hướng dẫn cách Báo Cáo Tài Chính cuối năm

Làm báo cáo tài chính cuối năm là một trong những công việc mà các doanh nghiệp cần phải giải quyết sau mỗi năm hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, do tính chất hồ sơ và các số liệu khá rắc rối và phức tạp mà không phải ai cũng biết cách thực hiện sao cho đúng.

Do đó, hôm nay công ty Dịch Vụ Kế Toán Phía Nam sẽ hướng dẫn cách làm báo cáo tài chính cuối năm để đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các quy trình.

1. Bước đầu tiên trong hướng dẫn cách làm báo cáo tài chính cuối năm là kiểm tra sổ sách và điều chỉnh sai sót

1.1 Kiểm tra chi tiết các hóa đơn chứng từ trong sổ sách

  • Kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
  • Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản: hóa đơn đầu ra – vào và sổ kế toán
  • Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng
  • Kiểm tra các khoản phải trả
  • Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê khai thuế
  • Đầu vào và đầu ra có cân đối
  • Kiểm tra ký tá có đầy đủ
  • Kiểm tra lại xem định khoản các khoản phải thu và phải trả định khoản có đúng
  • Kiểm tra lại bảng lương xem ký có đầy đủ, số liệu trên sổ cái 334 và bảng lương có khớp: Đối với nhân viên phải có hồ sơ đầy đủ

1.2 Điều chỉnh các sai sót nếu có

  • Kiểm tra sự phù hợp của các chứng từ kế toán.
  • Kiểm tra việc định khoản, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
  • Kiểm tra việc lập và kê khai báo cáo thuế VAT hàng tháng.
  • Kiểm tra lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
  • Kiểm tra việc lập báo cáo tài chính theo quy định.
  • Điều chinh các sai sót, chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Thiết lập lại số sách kế toán, báo cáo thuế theo đúng quy định của các luật thuế.
  • Thực hiện điều chỉnh các báo cáo thuế khi có sai lệch.
  • Làm việc và giải trình với cơ quan thuế.

2. Lập bảng cân đối kế toán

Thời điểm lập bàng CĐKT: cuối năm hoặc cuối niênđộ kế toán.

Yêu cầu khi thực hiện: Tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.

Cách thức thực hiện như sau:

  • Cột số năm trước: Căn cứ vào Cột năm nay của “ Bảng Cân Đối Kế toán “ Năm trước.
  • Cột số năm nay: Chuyển số liệu của các TK từ loại 1 đến loại 4 ( phần số dư cuối kỳ ) trên bảng CĐPS năm và ghép vào từng chỉ tiêu tương ứng trên Bảng CĐKT. Ví dụ : Chỉ tiêu [110]- “ Tiền và các khoản tương đương tiền “ bằng (=) Số dư Nợ cuối kỳ của các tài khoản 111 + TK 112 + TK 121 ( đối với các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn dưới 3 tháng ).
  • Riêng đối với các chỉ têu liên quan đến khách hàng và nhà cung cấp ( người bán ) thì căn cứ vào Bảng Tổng Hợp TK 131, 331.

3. Lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Thời điểm lập bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Tập hợp kết quả kinh doanh của cả năm tài chính hoặc cuối niên độ kế toán.

Yêu cầu khi thực hiện: Phản ánh các chi phí và doanh thu hợp lí, hợp lệ.

Cách thực hiện:

  • Cột số năm trước : Căn cứ vào cột ngăm ngay của “ Báo cáo kết quả kinh doanh “ năm trước.
  • Cột số năm nay : Chuyển số liệu từ Bảng CĐPS năm của các tài khoản từ loại 5 đến loại 8 ( phần số phát sinh ) và ghép vào từng chỉ tiêu tương ứng trên Báo cáo KQKD.

4. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thời điểm lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: thể hiện dòng ra và dòng vào của khối lượng tiền trong doanh nghiệp.

Yêu cầu khi thực hiện: Để báo cáo lưu chuyển tiền tệ chính xác thì chỉ tiêu 70 trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải bằng chỉ tiêu 110 trên bảng cân đối kế toán.

  • Cách thực hiện:
  • Cột số năm trước : Căn cứ vào Cột năm nay của “ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ “ năm trước.
  • Cột Số năm nay : Căn cứ vào sổ Quỹ tiền mặt và Tiền gửi Ngân hàng, hoặc căn cứ vào số phát sinh TK tiền mặt, TK tiền gửi ngân hàng trên NKC.

Nếu căn cứ vào Sổ Quỹ Tiền Mặt và Tiền gửi Ngân hàng:

  • Trên sổ quỹ TM, tính tổng số phát sinh của cả kỳ kế toán tại cột thu, chi bằng hàm subtotal
  • Đặt lọc cho Sổ quỹ TM ( lưu ý không lọc các chỉ tiêu đè có định )

Nếu căn cứ từ Nhật Ký Chung:

  • Tính tổng cộng phát sinh của cả kỳ kế toán trên NKC bằng hàm subtotal
  • Đặt lọc cho sổ NKC ( Lưu ý : không lọc các tiêu đề cố định )
  • Trên NKC, ở Cột TK nợ/ TK Có các bạn lọc lên TK Tiền Mặt. Sau đó lọc tiếp lần lượt từng TK đối ứng bên Cột TK đối ứng.
  • Khi Đó hàm subtotal sẽ tính tổng số tiền của TK đối ứng vừa lọc và bên cột Diễn giải sẽ xuất hiện nội dung của nghiệp vụ.(Làm tương tự các phần tiếp theo như khi căn cứ vào sổ Quỹ tiền mặt )

5. Lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính

Bảng thuyết minh báo cáo tài chính là loại báo cáo tài chính nhằm giải thích thêm cho các bảng báo cáo ở trên. Bảng báo cáo này chủ yếu để thuyết minh các chế độ thay đổi và các điểm thay đổi.

Cách thực hiện: Dựa vào Bảng Cân Đối Kế Toán, Báo cáo KQKD, Báo cáo LCTT, Bảng cân đối số phát sinh năm, Bảng trích Khấu hao TSCĐ ( trường hợp thuyết minh cho phần TSCĐ) và các sổ sách liên quan để lập.

6. Dịch vụ báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là một hoạt động khá phức tạp và vất vả. Nếu như không nắm rõ quy trình và thực hiện sai sẽ gây nên nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. Vì thế, lựa chọn dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm giá rẻ chính là một trong những giải pháp an toàn cho doanh nghiệp.

Đến với Kế toán Phía Nam, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những dịch vụ tốt nhất và tiết kiệm nhất. Với đội ngũ nhân viên nhiều năm trong nghề. Bằng những nỗ lực chân thành nhất, chúng tôi cam kết mang lại cho quý khách hàng sự hài lòng và an toàn tuyệt đối nhất.

Quý khách có nhu cầu thực hiện báo cáo tài chính cuối năm hoặc cần nhận được những tư vấn chi tiết, hãy liên hệ trực tiếp với đội ngũ chúng tôi. Hotline : 0916 958 871 – Email : ketoanphianam@gmail.comhttps://ketoanphianam.com/.

LEAVE REPLY

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *