Khái niệm cơ bản về Bảng cân đối kế toán

Khái niệm, nội dung và kết cấu của Bảng cân đối kế toán:

– Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo).

Tài sản của một đơn vị đang hoạt động luôn luôn vận động biến đổi về số lượng, về cơ cấu và nguồn hình thành… do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gây ra. V vậy số liệu trên bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm lập bảng. Bảng cân đối kế toán giống như máy chụp ngông các hoạt động sản xuất kinh doanh trong 1 thời điểm để chụp lại tình trạng vốn và nguồn vốn của một đơn vị ở một thời điểm đó. Trong thực tế thời điểm lập bảng đối kế toán có thể là cuối tháng, cuối quý, cuối năm hoặc cuối chu kỳ sản xuất kinh doanh, tùy theo quy định và đặc điểm của từng ngành và từng loại đơn vị cụ thể và như vậy số liệu của bảng có tính chất tổng kết sau một quá trình sản xuất kinh doanh cho nên trước đây bảng cân đối kế toán người ta còn gọi là bảng tổng kết tài sản hay bảng cân đối tài sản và nguồn vốn…

– Tác dụng của Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý, căn cứ vào số liệu trình bày trên bảng ta có thể biết được toàn bộ tài sản và cơ cấu của tài sản hiện có của doanh nghiệp, tình hình nguồn vốn và cơ cấu của nguồn vốn. Thông qua đó ta có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn, triển vọng kinh tế tài chính, sự tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

 Nội dung và kết cấu của Bảng cân đối kế toán

+ Nội dung: Bảng cân đối kế toán phản ánh mối quan hệ cân đối tổng thể giữa tài sản và nguồn vốn của đơn vị theo các đẳng thức:

+ Kết cấu: Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần, phần tài sản và phần nguồn vốn.

* Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Tài sản được phân chia thành 2 loại:

A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.

* Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo và cũng được phân chia thành 2 loại:

A: Nợ phải trả

B: Nguồn vốn chủ sở hữu

Số liệu tổng cộng của 2 phần bao giờ cũng bằng nhau theo đẳng thức:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Xét về mặt kinh tế: Số liệu phần tài sản thể hiện vốn và kết cấu các loại vốn của doanh nghiệp hiện có ở thời kỳ lập báo cáo Do đó có thể đánh giá tổng quát năng lực sản xuất kinh doanh và trình độ sử dụng vốn của đơn vị. Số liệu phần nguồn vốn thể hiện các nguồn vốn tự có và vốn vay mà đơn vị đang sử dụng trong kỳ kinh doanh, chi tiết kết cấu của từng nguồn, từ đó phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Ban đầu bảng cân đối kế toán có dạng như sau:

Với cách thiết kế 2 phần tài sản và nguồn vốn của bảng cân đối kế toán được thể hiện ở 2 bên, người ta dễ dàng so sánh và kiểm tra số liệu cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, nhưng nhược điểm là nhiều cột trên một trang nên cột ghi số tiền hẹp, không phù hợp đối với các đơn vị có giá trị tài sản và nguồn vốn lớn.

Hiện nay bảng cân đối kế toán được thiết theo chiều dọc, trình bày hết phần tài sản sau đó đến phần nguồn vốn. Kết cấu Bảng cân đối kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được trình bày bằng mẫu biểu như sau:

LEAVE REPLY

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *