Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất 2025

Thủ tục giải thể doanh nghiệp là một quá trình pháp lý phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật. Trong bài viết này, Kế Toán Phía Nam sẽ hướng dẫn chi tiết về hồ sơ cần chuẩn bị, các bước giải thể doanh nghiệp cùng những lưu ý quan trọng. Tham khảo ngay để quy trình giải thể được diễn ra hợp pháp, nhanh chóng và hiệu quả.

Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất 2025
Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất 2025

Giải thể doanh nghiệp là gì?

Giải thể doanh nghiệp hay công ty là một thủ tục pháp lý nhằm chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh cùng sự tồn tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp không còn khả năng hoặc không đủ điều kiện để duy trì hoạt động. Theo đó, chủ doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục giải thể doanh nghiệp nhằm chấm dứt tư cách pháp nhân bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý có liên quan của doanh nghiệp đó.

Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể doanh nghiệp là gì?

Quyết định giải thể doanh nghiệp có thể xuất phát từ mong muốn của chủ sở hữu doanh nghiệp (giải thể tự nguyện) hoặc do yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền (giải thể bắt buộc).

Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp, công ty mới nhất

Căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục giải thể (tự nguyện hoặc bắt buộc) trong các trường hợp sau :

  • Hết thời hạn hoạt động đã được quy định trong Điều lệ công ty mà doanh nghiệp không thực hiện gia hạn.
  • Quyết định của các chủ thể có thẩm quyền, cụ thể : chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh và Đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần.
  • Số lượng thành viên của công ty dưới ngưỡng tối thiểu theo luật định trong thời gian 06 tháng liên tục mà không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp có quy định khác tại Luật Quản lý thuế.

Các trường hợp giải thể doanh nguyện (tự nguyện hoặc bắt buộc)

Để tiến hành thực hiện các thủ tục giải thể, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện sau : đã hoàn tất việc thanh toán mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đồng thời không có tranh chấp pháp lý nào tại Tòa án hoặc Trọng tài vào thời điểm đăng ký thủ tục giải thể doanh nghiệp.

➤ Tham khảo thêm : Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp công ty

Hướng dẫn chi tiết hồ sơ, trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục giải thể doanh nghiệp được quy định tại Điều 208 của Luật Doanh nghiệp 2020 theo trình tự 8 bước như sau :

Bước 1 : Ban hành nghị quyết hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp từ chủ sở hữu doanh nghiệp.

Chủ sở hữu doanh nghiệp/ Hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông sẽ tổ chức cuộc họp và ban hành nghị quyết/ quyết định giải thể doanh nghiệp, trong đó ghi rõ nội dung :

  • Tên và địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp muốn giải thể.
  • Nguyên nhân và lý do giải thể doanh nghiệp.
  • Thời gian và phương án thanh lý hợp đồng, tài sản và các khoản nợ (nếu có).
  • Họ tên cùng chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Bước 2: Thông báo giải thể doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan.

Doanh nghiệp thông báo đến người lao động, các bên có thẩm quyền và các cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan về việc giải thể của doanh nghiệp, đồng thời niêm yết công khai tại trụ sở chính, các chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông báo giải thể doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan.
Thông báo giải thể doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan.

Bước 3 : Thanh lý toàn bộ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình thanh lý tài sản và các khoản nợ, doanh nghiệp cần thực hiện theo đúng trình tự ưu tiên sau :

  1. Thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, các khoản bảo hiểm bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN), tiền thưởng cùng các quyền lợi hợp pháp khác được quy định trong thỏa ước lao động tập thể và hợp động lao động đã ký kết.
  2. Thanh toán các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp vào NSNN : thuế môn bài, thuế GTGT/ thuế VAT, thuế TNDN và các khoản phí khác.
  3. Thanh toán các khoản nợ khác cho ngân hàng, đối tác kinh doanh và các chủ nợ khác theo thỏa thuận đã ký kết.

Sau khi thanh toán hoàn tất các khoản nợ, chi phí giải thể và nghĩa vụ tài chính theo thứ tự ưu tiên như trên, phần tài sản còn lại sẽ được phân chia cho chủ sở hữu, các thành viên, cổ đông công ty theo điều lệ doanh nghiệp và quy định của pháp luật.

Bước 4 : Nộp hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Để thực hiện giải thể công ty với cơ quan thuế, công ty cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Mẫu thông báo giải thể doanh nghiệp theo mẫu mới nhất (Mẫu quy định tại Phụ lục II-22 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Mẫu giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp (Mẫu quy định tại Phụ lục II-24 kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp và biên bản cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
  • Mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp và biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH 2 TV trở lên, công ty hợp danh.
  • Mẫu quyết định giải thể của chủ sở hữu đối với Công ty TNHH 1 TV.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ giải thể : Trong trường hợp người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện hoặc thuê dịch vụ giải thể công ty.
  • Phương án giải quyết các khoản nợ (nếu có) : Đối với các công ty đã có phát sinh hóa đơn và doanh thu.

Khi đã chuẩn bị bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp theo yêu cầu, doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

➤ Tham khảo thêm : Thủ tục giải thể công ty TNHH 1 thành viên

➤ Tham khảo thêm : Thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên

➤ Tham khảo thêm : Thủ tục giải thể công ty cổ phần

Hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sau khi nhận đủ bộ hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo kết quả trong 3 – 5 ngày làm việc :

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ : Ban hành thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Phản hồi bằng văn bản, nêu rõ lý do và hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy định.

Bước 5 : Thực hiện các thủ tục thông báo giải thể doanh nghiệp gửi cơ quan thuế.

Hồ sơ thủ tục giải thể công ty với cơ quan thuế sẽ có sự khác biệt giữa các trường hợp công ty chưa phát sinh hóa đơn/ doanh thu và công ty đã có phát sinh hóa đơn/ doanh thu, cơ bản bao gồm :

  • Mẫu thông báo đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (Mẫu số 24/ĐK-TCT kèm theo Thông tư số 86/2024/TT-BTC ngày 23/12/2024).
  • Công văn cam kết không hoạt động xuất nhập khẩu.
  • Công văn cam kết không yêu cầu hoàn bất kỳ khoản thuế nộp thừa nào.
  • Công văn cam kết không có bất kỳ tài sản thanh lý.
  • Mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp và biên bản cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
  • Mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp và biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH 2 TV trở lên, công ty hợp danh.
  • Mẫu quyết định giải thể của chủ sở hữu đối với Công ty TNHH 1 TV.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ giải thể công ty (nếu có).
Hồ sơ thủ tục giải thể doanh nghiệp với cơ quan thuế
Hồ sơ thủ tục giải thể doanh nghiệp với cơ quan thuế

Đối với các công ty chưa phát sinh doanh thu và hóa đơn, doanh nghiệp cần chuẩn bị công văn cam kết về việc chưa phát sinh doanh thu và công văn cam kết về việc không mua, in và phát hành hóa đơn.

Còn các công ty đã có phát hành hóa đơn và doanh thu thì chuẩn bị các loại giấy tờ như báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và thông báo kết quả hủy hóa đơn theo mẫu số TB03/AC, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của Tổng cục Hải Quan (đối với công ty hoạt động xuất nhập khẩu), tờ khai thuế GTGT/ VAT, tờ khai quyết toán thuế TNCN, TNDN,…

➤ Tham khảo thêm : Thủ tục giải thể công ty với cơ quan thuế

Bước 6 : Thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp lần cuối tại Sở KH&ĐT để chính thức chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp.

Sau khi tiến hành thủ tục giải thể công ty với cơ quan thuế ở bước 5, công ty cần chuẩn bị bộ hồ sơ dưới đây và nộp lại cho Sở KH & ĐT :

  • Thông báo giải thể doanh nghiệp theo mẫu mới nhất.
  • Danh sách chủ nợ kèm các khoản nợ đã được thanh toán.
  • Báo cáo Thanh lý Tài sản.
  • Danh sách người lao động.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp (nếu có).

=> Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại Sở KH & ĐT hoặc nộp hồ sơ giải thể online thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp lần 2 đến Sở Kế hoạch và Đầu tư

Bước 7 : Nộp trả con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu của doanh nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền.

Đối với các doanh nghiệp, công ty được thành lập trước ngày 01/07/2015 và đang sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, công ty phải có trách nhiệm phải trả lại con dấu và Giấy chứng nhận mẫu dấu cho cơ quan công an.

Bước 8 : Đăng tải thông tin về việc giải thể công ty trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Lưu ý quan trọng khi thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp

Để đảm bảo thủ tục giải thể doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ, tuân thủ đúng quy định và trách những sự cố không mong muốn, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau :

  1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giải thể doanh nghiệp, hồ sơ giải thể công ty theo quy định của pháp luật hiện hành.
  2. Thanh toán toàn bộ các khoản nợ tài chính và nợ người lao động trước khi tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.
  3. Chủ động liên hệ và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế nhằm đẩy nhanh thủ tục quyết toán thuế để giải thể doanh nghiệp.
  4. Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoặc văn phòng đại diện thì  doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh của các đơn vị này và nộp kèm hồ sơ giải thể tương ứng.

Dịch vụ giải thể công ty trọn gói, giá rẻ tại Kế Toán Phía Nam

Do quy định chặt chẽ về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp cũng như thủ tục phức tạp, doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ giải thể doanh nghiệp – giải thể công ty của Kế Toán Phía Nam để tối ưu hóa quy trình và tuân thủ các thủ tục pháp lý liên quan.

Dịch vụ giải thể công ty trọn gói, giá rẻ tại Kế Toán Phía Nam
Dịch vụ giải thể công ty trọn gói, giá rẻ tại Kế Toán Phía Nam

Với dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói của Kế Toán Phía Nam, doanh nghiệp sẽ được tư vấn chuyên sâu và hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả chỉ trong 20 – 25 ngày làm việc.

➤ Có thể bạn quan tâm : Dịch vụ giải thể công ty trọn gói, giá rẻ – 5.000.000 đồng

Các câu hỏi thường gặp về trình tự, thủ tục giải thể công ty

Thời gian hoàn tất các thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Kế Toán Phía Nam là bao lâu?

Thời gian dự kiến để hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp không phát sinh hóa đơn và doanh thu là từ 20 đến 25 ngày làm việc. Đối với trường hợp doanh nghiệp có số lượng hóa đơn lớn thời gian hoàn thành thủ tục quyết toán thuế và giải thể doanh nghiệp có thể kéo dài từ 45 đến 90 ngày làm việc.

Chi phí dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Kế Toán Phía Nam là bao nhiêu?

Phí dịch vụ giải thể công ty trọn gói tại Kế Toán Phía Nam sẽ tùy thuộc vào việc công ty đã có hay chưa phát sinh hóa đơn và doanh thu hay chưa. Nếu bạn có nhu cầu nhận báo giá dịch vụ giải thể doanh nghiệp chính xác và chi tiết nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0907 958 871 hoặc gửi email qua địa chỉ ketoanphianam@gmail.com.

Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp, công ty diễn ra như thế nào?

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm các bước như sau :

  • Bước 1: Ban hành nghị quyết hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp từ chủ sở hữu doanh nghiệp.
  • Bước 2: Thông báo giải thể doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan.
  • Bước 3: Thanh lý toàn bộ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác theo quy định của pháp luật.
  • Bước 4: Nộp hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Bước 5: Thực hiện các thủ tục thông báo giải thể doanh nghiệp gửi cơ quan thuế.
  • Bước 6: Thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp lần cuối tại Sở KH&ĐT để chính thức chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bước 7:  Nộp trả con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu của doanh nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền.
  • Bước 8: Đăng tải thông tin về việc giải thể công ty trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có nhu cầu có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói do Kế Toán Phía Nam cung cấp để được hỗ trợ toàn diện trong việc thực hiện các thủ tục giải thể công ty một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp – giải thể công ty bao gồm những gì?

Các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật để thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp. Danh mục hồ sơ nộp cho các cơ quan có thẩm quyền được chia theo từng trường hợp như sau:

Hồ sơ nộp Sở Kế hoạch và đầu tư : thông báo giải thể doanh nghiệp, quyết định giải thể doanh nghiệp, biên bản họp về việc quyết định giải thể doanh nghiệp của Hội đồng thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc Đại hội đồng cổ đông (công ty cổ phần) , danh sách chủ nợ và các khoản nợ đã thanh toán, danh sách người lao động, báo cáo thanh lý tài sản, giấy xác nhận đã nộp lại con dấu, văn bản ủy quyền.

Hồ sơ giải thể nộp cơ quan thuế : mẫu đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (theo mẫu số 24-ĐK-TCT), văn bản xác nhận không còn nợ thuế hải quan, biên bản cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông (công ty cổ phần) hoặc Hội đồng thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên), mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp và văn bản ủy quyền.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *