Khi chi nhánh của công ty, doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả hoặc không còn phù hợp với chiến lược kinh doanh thì việc giải thể hay chấm dứt hoạt động là quyết định cần thiết và cần được thực hiện một cách kịp thời. Bài viết này của Kế Toán Phía Nam sẽ hướng dẫn chi tiết hồ sơ cần chuẩn bị, trình tự thủ tục giải thể chi nhánh cùng những lưu ý cần thiết.
Các trường hợp và điều kiện giải thể chi nhánh công ty, doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 213 của Luật Doanh nghiệp 2020, các chi nhánh của công ty, doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây :
– Theo quyết định giải thể chi nhánh từ phía doanh nghiệp.
– Theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các lý do giải thể chi nhánh như :
- Nội dung trong hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh là giả mạo, không trung thực.
- Chi nhánh ngừng hoạt động trong 1 năm liên tục mà không thông báo với Cơ quan Thuế và Phòng Đăng ký kinh doanh theo quy định.
- Chấm dứt hoạt động chi nhánh theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài.

Lưu ý : Chi nhánh chỉ được phép giải thể khi đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ với Cơ quan thuế thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác. Đồng thời, doanh nghiệp phải giải quyết đầy đủ các quyền lợi hợp pháp của người lao động và không có bất kỳ tranh chấp đang giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài.
Chi tiết trình tự thủ tục giải thể chi nhánh công ty, doanh nghiệp
Thủ tục giải thể chi nhánh công ty là một hoạt động pháp lý đòi hỏi sự chuẩn xác và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật hiện hành. Chi tiết từng bước thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc/ hạch toán độc lập như sau :
Bước 1: Xin xác nhận hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế tại Chi cục Hải quan
Trong trường hợp chi nhánh có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp cần gửi công văn đề nghị xác nhận chi nhánh đã hoàn tất nghĩa vụ thuế đến Tổng cục Hải quan. Trong khoảng 10 – 15 ngày làm việc, Tổng cục Hải quan sẽ kiểm tra và gửi giấy xác nhận về tình trạng nợ thuế của chi nhánh đến doanh nghiệp.
Bước 2: Thủ tục giải thể chi nhánh tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Công ty cần chuẩn bị và nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định đến Cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh, bao gồm :
- Thông báo đề nghị về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh.
- Mẫu quyết định giải thể chi nhánh do doanh nghiệp, công ty ban hành.
- Biên bản họp về việc giải thể chi nhánh công ty (áp dụng đối với công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần).
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh và doanh nghiệp chủ quản.
- Giấy ủy quyền (nếu có).
- Công văn cam kết về việc chịu trách nhiệm pháp lý đối với các vấn đề phát sinh sau khi chi nhánh giải thể.
- Công văn cam kết về việc chi nhánh không có tài sản thanh lý.

Lưu ý : Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thuế sẽ gửi thông báo chính thức về tình hình hoàn thành nghĩa vụ thuế của chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh để thực hiện các thủ tục giải thể tiếp theo.
Bước 3: Hoàn trả con dấu chi nhánh cho cơ quan công an
Các chi nhánh được thành lập trước ngày 01/07/2015 và đang sử dụng con dấu do Cơ quan Công an cấp sẽ phải làm thủ tục hoàn trả con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu của chi nhánh cho Cơ quan Công an có thẩm quyền.
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có :
- Giấy đề nghị hoàn trả con dấu chi nhánh của công ty.
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu của chi nhánh.
- Con dấu.
- Giấy ủy quyền (nếu có).
Bước 4: Làm thủ tục giải thể chi nhánh tại Sở KH & ĐT
Sau khi Cơ quan thuế ban hành quyết định đóng mã số thuế chi nhánh, doanh nghiệp có trách nhiệm chuẩn bị và nộp hồ sơ giải thể chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi chi nhánh đặt trụ sở trong vòng 10 ngày làm việc.
Thành phần hồ sơ giải thể chi nhánh bao gồm các tài liệu sau đây :
- Thông báo về việc giải thể/ chấm dứt hoạt động chi nhánh theo Phụ lục II-20 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.
- Quyết định giải thể chi nhánh.
- Biên bản họp về việc đóng cửa chi nhánh của công ty.
- Thông báo xác nhận về việc đã nộp trả con dấu chi nhánh (nếu có).
- Giấy xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế của chi nhánh.
- Giấy ủy quyền (nếu có).
- Bản sao có chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có).

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ban hành Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh. Trường hợp hồ sơ giải thể chi nhánh chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh và bổ sung theo quy định.
➤ Tham khảo thêm : Hồ sơ, thủ tục giải thể văn phòng đại diện gồm những gì?
➤ Tham khảo thêm : Chi tiết thành phần hồ sơ, thủ tục chấm dứt địa điểm kinh doanh
Lưu ý khi làm thủ tục đóng cửa chi nhánh công ty
Một là, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi thông báo chính thức về việc giải thể chi nhánh đến các đối tác, khách hàng, chủ nợ và các bên liên quan.
Hai là, người đại diện theo pháp luật và người đứng đầu chi nhánh của công ty sẽ liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động của chi nhánh.
Ba là, doanh nghiệp có chi nhánh giải thể có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng, thanh lý tài sản, thanh toán toàn bộ các khoản nợ và giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Bốn là, doanh nghiệp chấm dứt hoạt động chi nhánh mà không thông báo tới Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ chịu mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 54 của Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Năm là, thời gian hoàn tất thủ tục giải thể chi nhánh sẽ phụ thuộc việc hoàn thành thủ tục quyết toán với cơ quan thuế và các thủ tục pháp lý liên quan. Cụ thể, đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc, thời gian dự kiến trong khoảng từ 15 – 30 ngày làm việc. Trong khi đó, đối với chi nhánh hạch toán độc lập, thời gian giải thể có thể kéo dài hơn.
Dịch vụ giải thể chi nhánh công ty – Kế Toán Phía Nam
Việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giải thể chi nhánh và hoàn tất các thủ tục liên quan đến kế toán, thuế và pháp lý sẽ khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Do đó, các doanh nghiệp, công ty có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ giải thể chi nhánh để tiết kiệm thời gian và công sức.
Kế Toán Phía Nam tự hào là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp các dịch vụ giải thể doanh nghiệp và giải thể chi nhánh cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau từ giải thể chi nhánh của công ty TNHH, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân.

Như vậy, Kế Toán Phía Nam đã điểm qua một số nội dung quan trọng về trình tự thủ tục giải thể chi nhánh. Hy vọng những nội dung trên có thể giúp bạn hiểu rõ được các hồ sơ và thủ tục đóng cửa chi nhánh của công ty. Nếu bạn có nhu cầu hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc, xin vui lòng liên hệ Hotline 0907 958 871 để được tư vấn miễn phí nhé!
Một số câu hỏi thường gặp về thủ tục giải thể chi nhánh
Những trường hợp nào chi nhánh của công ty phải tiến hành giải thể?
Việc giải thể chi nhánh có thể diễn ra xảy ra trong 2 trường hợp : doanh nghiệp tự nguyện giải thể và cơ quan quản lý nhà nước quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh.
Quy trình thủ tục giải thể chi nhánh diễn ra như thế nào?
Trình tự thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán độc lập/ hạch toán phụ thuộc sẽ được thực hiện theo các bước sau đây :
Bước 1: Xin xác nhận hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế tại Chi cục Hải quan
Bước 2: Thủ tục giải thể chi nhánh tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Bước 3: Hoàn trả con dấu chi nhánh cho cơ quan công an
Bước 4: Làm thủ tục giải thể chi nhánh tại Sở KH & ĐT
Có cần nộp lại con dấu cho cơ quan nhà nước khi giải thể chi nhánh không?
Có. Nếu con dấu của chi nhánh được cơ quan công an cấp trước ngày 01/07/2015, chi nhánh có nghĩa vụ hoàn trả con dấu lại cho cơ quan công an.
Không thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh thì có bị phạt không?
Có. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 54 của Nghị định 122/2021/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp giải thể chi nhánh mà không thực hiện thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Tôi là Nguyễn Văn Thanh – CEO tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn và Kê khai thuế Phía Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán – thuế, kiểm toán và tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp, tôi muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được của mình nhằm mang lại giá trị cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.